Tiền Giang thúc đẩy tiêu thụ xoài cát Hòa Lộc
(THTG) Mặc dù dịch Covid 19 đã được kiểm soát từ khá lâu, xuất khẩu thông quan trở lại, song việc tiêu thụ nhất là xuất khẩu xoài cát Hòa Lộc vẫn chưa khởi sắc lại như xưa do cạnh tranh khốc liệt với các chủng loại trái cây đặc sản khác. Trong khi đó, xoài cát Hòa Lộc là đặc sản tự hào của quê hương Cái Bè nên Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh đang thực hiện nhiều giải pháp thúc đẩy mạnh mẽ về tiêu thụ, nhằm khai thác hiệu quả tiềm năng kinh tế của loại trái cây này.
Rớt giá kéo dài, người nuôi heo ở Tiền Giang thua lỗ
Trong một thời gian dài, giá heo thịt ở địa bàn tỉnh Tiền Giang giảm ở mức thấp khiến những người chăn nuôi bị thua lỗ nặng.
Ở thời điểm này, nông dân tỉnh Tiền Giang bán heo thịt ở mức giá từ 4,7-4,8 triệu đồng/tạ. Từ trước Tết cổ truyền đến nay, giá heo luôn ở mức thấp; trong khi đó thức ăn gia súc tăng vọt nên người chăn nuôi thua lỗ nặng, đàn heo liên lục giảm. Với chi phí tăng cao nên giá heo trên 6 triệu đồng/tạ, người nuôi mới có lãi.
Tiền Giang chọn 13 xã xây dựng vùng chuyên canh xoài cát Hòa Lộc
(THTG) Toàn tỉnh Tiền Giang có khoảng 3.050 ha xoài các loại và được trồng rải đều khắp các địa phương. Nhưng Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh chỉ chọn huyện Cái Bè để xây dựng, phát triển vùng chuyên canh xoài cát Hòa Lộc với khoảng 1.000 ha và mục tiêu đạt sản lượng 24.000 tấn vào năm 2025, đặc biệt là sản phẩm đủ tiêu chuẩn phục vụ xuất khẩu.
Hiệu quả cao từ cây khóm tại “rốn phèn” Tân Phước
(THTG) Huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang từng được mệnh danh là “rốn phèn, rốn lũ”, từ một huyện nghèo, hoang sơ, đất phèn chua, ngập mặn, nhưng với việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, nông dân Tân Phước đã từng bước vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống và xây dựng cơ nghiệp vững vàng.
Nhờ chăm học nghề trồng trọt và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nhiều lao động nông thôn huyện Tân Phước đã trồng và xử lý những cây trồng chủ lực đạt năng suất, chất lượng cao, làm thay đổi diện mạo nông thôn ngày càng khang trang, phát triển. Trước đây, tại huyện Tân Phước, cây khóm chỉ xuất hiện rải rác ở các xã Mỹ Phước, Thạnh Mỹ, Hưng Thạnh…. Nhưng đến nay, cây khóm đã có mặt ở hầu hết các xã, thị trấn trong huyện.
Làm sao để không còn cảnh nông dân chặt bỏ thanh long?
(THTG) Trong ngành hàng cây ăn trái có lẽ thanh long là loại trái cây chịu nhiều thăng trầm nhất do biến động của thị trường. Hiện thanh long gần như lệ thuộc hoàn toàn vào thị trường Trung Quốc nên biến động liên tục, có thời điểm lao đao khi thị trường tỷ dân này đóng băng dẫn đến tình trạng người dân chặt bỏ thanh long, rồi đến khi giá bán nhích lên thì ồ ạt trồng lại. Vấn đề đặt ra là cần có giải pháp sản xuất thanh long ổn định để không còn tình trạng “chặt rồi trồng, trồng rồi chặt”.
Sau thời gian dài giá bán thanh long đứng ở mức thấp, một số hộ cầm cự không xong, đành chặt bỏ thanh long trồng các loại cây khác. Từ cuối năm 2022 đến nay, giá bán phục hồi, thu được lãi cao, họ lại ồ ạt khôi phục lại diện tích thanh long đã chặt bỏ mà không chắc chắn được trong tương lai giá cả biến động như thế nào. Vì vậy, chủ trương của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang là vẫn xem thanh long là cây trồng chủ lực trong cơ cấu sản xuất nông nghiệp, khuyến cáo nông dân không nên phát triển thêm diện tích mà cần đầu tư chăm sóc, phòng trừ dịch hại diện tích hiện có, đặc biệt là sản xuất rải vụ để không cùng một lúc thu hoạch sản lượng lớn dẫn đến dội chợ thì ắt bị rớt giá.
Tiền Giang đẩy nhanh tiến độ cấp mã số vùng trồng cho cây ăn...
(THTG) Tiền Giang là tỉnh có ưu thế về sản xuất trái cây, song thời gian gần đây, trái cây xuất khẩu gặp rào cản lớn nhất là mã số vùng trồng. Vì vậy, hiện các cấp, các ngành trên địa bàn tỉnh tăng cường tuyên truyền lợi ích của mã số vùng trồng, vận động nhà vườn tham gia và đẩy nhanh tiến độ hoàn thành thủ tục cấp mã số vùng trồng để trái cây rộng đường xuất khẩu chính ngạch.
Hợp tác phát triển kinh tế – xã hội giữa Tiền Giang và TPHCM...
(THTG) Trong những năm qua, chương trình hợp tác phát triển kinh tế – xã hội giữa tỉnh Tiền Giang và thành phố Hồ Chí Minh đã đạt được nhiều kết quả nổi bật, có sức lan tỏa rộng trên các lĩnh vực qua đó góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế, an sinh xã hội, nâng cao đời sống nhân dân tỉnh nhà.
Hai địa phương đã ký kết thỏa thuận hợp tác phát triển kinh tế – xã hội từ năm 2004 đến nay gồm 3 giai đoạn qua đó đã đạt được nhiều kết quan trọng trên các lĩnh vực như đầu tư, xúc tiến thương mại, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, văn hóa – du lịch, y tế, giáo dục, thông tin và truyền thông, các hoạt động an sinh xã hội.
Năng suất lúa Đông Xuân 2022 – 2023 ở các huyện phía Tây đạt...
(THTG) Nông dân các huyện phía Tây tỉnh Tiền Giang thu hoạch gần dứt điểm vụ lúa Đông Xuân 2022-2023 với năng suất bình quân đạt gần 8 tấn/ha, cao hơn vụ mùa năm trước khoảng 500 kg/ha, đặc biệt là cao hơn các huyện phía Đông gần 1 tấn/ha do vụ mùa này được thiên nhiên ưu đãi, có được phù sa dồi dào bồi đắp từ nguồn nước lũ trước khi xuống giống.
Chuyển đổi đất lúa sang trồng cây ăn trái, lợi nhuận cao hơn từ...
(THTG) Thực hiện đề án “chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi khu vực phía Bắc Quốc lộ 1”, tính đến nay, nông dân các huyện Cái Bè, Cai Lậy, Tân Phước, Châu Thành và thị xã Cai Lậy đã chuyển khoảng 2.300 ha đất lúa năng suất thấp sang trồng cây ăn trái và bước đầu cho hiệu quả kinh tế cao, thích ứng với biến đổi khí hậu.
Cái Bè phấn đấu đạt thêm 7 đến 10 sản phẩm OCOP trong năm...
(THTG) Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm OCOP” trên địa bàn huyện Cái Bè đã và đang mang lại hiệu quả rõ nét với các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ có nguồn gốc địa phương, phát triển mạnh, tạo giá trị gia tăng. Năm 2023, huyện Cái Bè phấn đấu đạt thêm 7-10 sản phẩm OCOP.
Từ khi triển khai thực hiện đến nay, huyện Cái Bè có 17 sản phẩm được công nhận OCOP. Trong đó, có 6 sản phẩm 4 sao, 11 sản phẩm 3 sao. Những sản phẩm OCOP đang dần khẳng định thương hiệu và có chỗ đứng nhất định trên thị trường không chỉ đối với người tiêu dùng địa phương mà còn khắp cả nước.